Sứ mạng

Đào tạo nguồn nhân lực y tế trình độ đại học, sau đại học bảo đảm chất lượng; Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ đóng góp hiệu quả vào công tác đào tạo và sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân..

Tầm nhìn

Phát triển Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng theo hướng ứng dụng và phát triển Bệnh viện Trường hiện đại, phục vụ nhu cầu đào tạo và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Giá trị cốt lõi

Trách nhiệm – Chất lượng – Hợp tác – Phát triển

HỘI THẢO, HỘI NGHỊ

Năm 2024: THAM DỰ HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ TÂM THẦN TRẺ EM, VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH THIẾU NIÊN
Ngày 24 và 25/3/2024 vừa qua, các thầy cô thuộc phân môn Giáo dục sức khỏe – Tâm lý y học, Khoa Y tế công cộng đã tham dự Hội thảo khoa học quốc tế về Tâm thần trẻ em, vị thành niên và thanh thiếu niên, do 03 báo cáo viên đến từ Bệnh viện Đại học Brussels (Bỉ) và Bệnh viện Vinatier (Pháp) là Dr. Veronique Anne G.Delvenne; Dr. Nicole Victoria Calevoi và Dr. Nicolas Jean Georgieff báo cáo.
Mặc dù Hội thảo chỉ diễn ra trong 02 ngày nhưng các thầy cô được nghe chia sẻ rất nhiều các kiến thức mới về tâm lý, tâm thần ở các lứa tuổi từ trẻ em đến thanh thiếu niên:
1. Về Tâm lý học vị thành niên: trong đó tập trung mô tả các khía cạnh phát triển rối loạn tâm lý ở tuổi vị thành niên; Sự tương tác giữa cha mẹ và con cái; Nỗ lực tự sát ở thanh thiếu niên; Tự huỷ không tự sát (NSSI – Non suicidal Self Injury) và Trầm cảm ở tuổi vị thành niên.
2. Về Tâm thần học chuyển tiếp và thanh niên: trong đó tập trung lịch sử khái niệm tâm thần học chuyển tiếp; Các khía cạnh phát triển cụ thể ở thanh niên; Yếu tố dễ bị tổng thương và Những mô hình mới trong tâm thần học.
3. Về Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention Deficit Hyperactivity Disorder): trong đó tập trung mô tả ADHD từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành; Phương pháp điều trị và các vấn đề quan trọng.
4. Về vấn đề hành vi ở tuổi vị thành niên và thanh thiếu niên: trong đó tập trung mô tả các vấn đề hành vi và rối loạn hành vi ở các lứa tuổi này.
Hội thảo ngoài gợi mở được những hướng nghiên cứu và điều trị mới trong lĩnh vực tâm thần học cho các bác sĩ lâm sàng thì cũng cập nhật những thông tin mới về thực trạng dịch tễ học của các vấn đề sức khoẻ tâm thần và các “giải pháp” truyền thông giáo dục sức khoẻ đối với gia đình, xã hội.
 
Năm 2023: HỘI THẢO “CẬP NHẬT KIẾN THỨC VỀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI” 

Ngày 08/8/2023, khoa YTCC đã tổ chức Hội thảo “Cập nhật kiến thức về nghiên cứu triển khai” tại Phòng họp 1, Tầng 6, Nhà A của Trường. Hội thảo vui mừng đón tiếp PGS.TS. Lê Thị Kim Ánh - Trưởng Khoa Các khoa học cơ bản - Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội về tham gia và báo cáo tại Hội thảo. 

Báo cáo viên, PGS.TS. Lê Thị Kim Ánh đã có một buổi chia sẻ với rất nhiều kiến thức tổng hợp từ khái quát đến cụ thể: (1) Nghiên cứu triển khai và Nghiên cứu can thiệp: Định nghĩa, vai trò, mục đích, ứng dụng và các ví dụ; (2) Một số lưu ý lựa chọn thiết kế nghiên cứu trong nghiên cứu triển khai; (3) Chiến lược triển khai trong Nghiên cứu triển khai.

Hội thảo đã thu hút sự tham gia đông đảo của các giảng viên và sinh viên trong nhà trường, với số lượng người tham gia hơn 43 người. 

Nghiên cứu triển khai và Nghiên cứu can thiệp là không mới nhưng người làm không nhiều, đặc biệt là nghiên cứu triển khai. Vì vậy, các thầy cô tham gia đã đặt ra rất nhiều câu hỏi và đã được báo cáo viên nhiệt tình trả lời. Tuy nhiên trong thời gian giới hạn của buổi Hội thảo, chỉ có một số ít câu hỏi được giải thích làm rõ trực tiếp:

1. Có phải nghiên cứu can thiệp nào cũng nên tiếp cận Nghiên cứu triển khai không?

2. Sự phù hợp của nghiên cứu đối với “bối cảnh” và “văn hoá” có thể được dự án thông qua nghiên cứu tổng quan không?

3. Có những ví dụ cụ thể nào về outcomes mang tính định lượng của nghiên cứu triển khai?

4. Cách đánh giá nghiên cứu triển khai thì như thế nào? Có sử dụng các test đánh giá như trong nghiên cứu can thiệp không?

5. Nếu thực hiện nghiên cứu đánh giá hiệu quả can thiệp và đánh giá quá trình triển khai thì trong mục design của proposal ghi như thế nào?

6. Nếu thực hiện nghiên cứu chủ yếu đánh giá hiệu quả can thiệp, một phần đánh giá bối cảnh thì trong mục design của proposal ghi như thế nào?

A group of people standing in a roomDescription automatically generated

 

Năm 2023: HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC TẾ MỞ RỘNG LẦN THỨ II NĂM 2023

Ngày 15/4/2023, Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng đã tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế mở rộng lần thứ II, năm 2023. Đây là một trong các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Trường (1963 - 2023) và 10 năm nâng cấp thành Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng (2013-2023). Đồng hành cùng với Hội nghị, khoa YTCC cũng đã tổ chức Hội đồng 4: Chuyên ngành Y tế công cộng trong khuôn khổ Hội nghị. 

Khoa Y tế công cộng đã có cơ hội được chào đón các báo cáo viên, các thành viên nhóm nghiên cứu, các thầy cô giáo, các anh chị đồng nghiệp và các bạn sinh viên đến từ các trường, các đơn vị ở cả 3 miền đất nước: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Thái Nguyên, Nha Trang, Cần Thơ và Đà Nẵng tham gia và cùng tạo ra một hội nghị chất lượng và chuyên nghiệp. 

Tại phiên chuyên ngành Y tế công cộng, đã có 7 báo cáo và 14 báo cáo poster được trình bày và trao đổi sôi nổi trong suốt nhiều giờ đồng hồ. Các báo cáo nghiên cứu nhiều vấn đề y tế công cộng ở nhiều nhóm đối tượng và địa điểm khác nhau, cũng đã vẽ nên một bức tranh hiện tại của thực trạng sức khỏe cộng đồng. Với những kết quả được báo cáo và tranh luận và còn tiếp tục được tranh luận hứa hẹn những nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

 

Năm 2022: HỘI THẢO 4: TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ.

Chiều ngày 08/12/2022, Hội thảo tổng kết đề tài cấp thành phố: "Thực trạng bệnh Đái tháo đường type 2 ở người dân và đánh giá hiệu quả mô hình quản lý bệnh Đái tháo đường type 2 theo nguyên lý y học gia đình tại thành phố Đà Nẵng" đã được tổ chức tại Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng nhằm chia sẻ những kết quả nghiên cứu thu được đến Quý đồng nghiệp và các nhà khoa học.

Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ đề tài cấp thành phố gồm có sự phối hợp giữa các Giảng viên đang công tác tại Khoa Y tế công cộng và Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng. 

Sau các phần chia sẻ từ phía thành viên của nhóm nghiên cứu, đề tài đã thu về được nhiều phản hồi từ Quý đồng nghiệp, bao gồm những lời động viên, khen ngợi, những câu hỏi và góp ý. Kết thúc buổi hội thảo, PGS.TS.BSCKII. Nguyễn Khắc Minh đã chia sẻ thêm một số hoạt động khác trong nghiên cứu cũng như những ứng dụng mà nghiên cứu đem lại cho cộng đồng.

A group of people standing in front of a projector screenDescription automatically generated