Chiến lược phát triển bộ môn

PHÁC THẢO TẦM NHÌN PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

1. Định hướng chung

- Duy trì bộ máy quản trị chuyên nghiệp, hiện đại và phương thức vận hành tiến bộ.

- Tổ chức quản lý của Bộ môn Gây mê hồi sức (số lượng, chất lượng) đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu quy định. Gồm đáp ứng đúng các yêu cầu cứng về bộ khung quản lý Bộ môn, và phát triển lớn mạnh về lực lượng.

- Duy trì uy tín của Bộ môn Gây mê hồi sức trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên ngành, được xã hội công nhận; mở rộng các hoạt động hướng ra tầm khu vực.

- Phát triển bản sắc văn hóa của Chuyên ngành Gây mê hồi sức, đáp ứng nhu cầu người học, người sử dụng lao động và các bên liên quan.

- Phát triển trình độ chuyên môn của giảng viên chuyên ngành: Mục tiêu đến 2025 có tối thiểu 01 TS là GV cơ hữu tham gia giảng dạy.

- Chuẩn hóa đội ngũ nhân lực hỗ trợ (tất cả đều được đào tạo nghiệp vụ, và thường xuyên học bồi dưỡng nghiệp vụ, chất lượng hoạt động được đánh giá trung bình từ mức Khá trở lên).

2. Công tác đào tạo

Định hướng: chuyên nghiệp hóa công tác Đào tạo và đảm bảo chất lượng giáo dục, mở được mã đào tạo sau đại học về chuyên ngành.

Mục tiêu:

1 -  Duy trì chất lượng chương trình đào tạo, xây dựng các điều kiện cần thiết để mở mã ngành sau đại học 

2 – Nghiên cứu hướng phát triển các chương trình liên kết, ngắn hạn.

3. Công tác nghiên cứu khoa học

Định hướng: Nghiên cứu khoa học (NCKH) theo chuẩn và trình độ quốc tế. Số lượng, chất lượng sản phẩm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được nâng cao.

Mục tiêu:

- Đảm bảo chất lượng của các hội nghị, các báo cáo khoa học, chú ý đặc biệt nâng cao chất lượng và hiệu quả của các báo cáo khoa học, hội nghị, hội thảo.

- 100% giảng viên tham gia NCKH

- Thực hiện tốt việc công bố các kết quả NCKH trên website của Trường và sử dụng tốt các nguồn tham khảo hữu ích phục vụ đào tạo và nghiên cứu.

- Xây dựng và phát triển được 01 nhóm nghiên cứu chuyên môn.

Một số chỉ tiêu NCKH khác:

- Đề tài NCKH cấp cơ sở: 02 đề tài/năm.

- Bài báo khoa học trong nước và quốc tế: 02 bài/năm

- Tham gia định kỳ các Hội thảo chuyên ngành trong nước, có uy tín.

- NCKH của SV: khuyến khích SV tham gia NCKH ở tất cả các cuộc thi NCKH, với sự hỗ trợ của các GV trong khoa cũng như tham gia các đề tài NCKH của GV.

4. Công tác đối ngoại, hợp tác

- Giữ vững các quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế hiện có.

- Phát triển hợp tác Trường – Viện.

- Xây dựng quan hệ hợp tác với các các đối tác bên ngoài, gồm các trường Y – Dược, Viện nghiên cứu, và các doanh nghiệp (Công nghệ,…).

5. Công tác đảm bảo chất lượng

Không ngừng thực hiện công tác đảm bảo CLGD của CTĐT và cải tiến chương trình đào tạo chuyên ngành.

- Thường xuyên rà soát công tác giảng dạy của giảng viên, chương trình dạy học điều chỉnh kịp thời kế hoạch dạy học đáp ứng hiệu quả và chất lượng đào tạo.

- Định kỳ thường xuyên lấy ý kiến khảo sát sinh viên sau ra trường về chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của chuyên ngành, góp ý về giảng dạy của giảng viên bộ môn, giáo trình giảng dạy.

- Thực hiện công tác tự đánh giá chương trình đào tạo, cải tiến theo từng giai đoạn đáp ứng yêu cầu của đảm bảo chất lượng giáo dục.

6. Công tác phục vụ cộng đồng

 Thường xuyên và liên tục triển khai các hoạt động liên quan phục vụ cộng đồng, tham gia công tác tình nguyện, tham gia hiến máu nhân đạo...

Triển khai thường quy các hoạt động Liên chi Đoàn, hỗ trợ sinh viên khi có hoàn cảnh khó khăn

Tham gia phối hợp, hỗ trợ với các bệnh viện trong thành phố Đà Nẵng để đào tạo nguồn nhân lực y tế chuyên ngành.

 7. Công tác nhân sự

- Bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên chuyên ngành.

- Bổ sung nhân lực đủ cơ cấu để nâng cấp Bộ môn lên Khoa vào năm 2025.