Sứ mạng

Đào tạo nguồn nhân lực y tế trình độ đại học, sau đại học bảo đảm chất lượng; Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ đóng góp hiệu quả vào công tác đào tạo và sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân..

Tầm nhìn

Phát triển Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng theo hướng ứng dụng và phát triển Bệnh viện Trường hiện đại, phục vụ nhu cầu đào tạo và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Giá trị cốt lõi

Trách nhiệm – Chất lượng – Hợp tác – Phát triển

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO - KHOA Y

Hiện tại Khoa Y đang chủ trì đào tạo chương trình ngành Y khoa, Điều dưỡng hộ sinh trình độ đại học, chương trình chuyên khoa cấp I chuyên ngành Nội khoa, chuyên khoa cấp I chuyên ngành Ngoại khoa. Khoa y cũng tham gia đào tạo tất cả các chương trình đào tạo Đại học (Dược học, Xét nghiệm y học, Điều dưỡng, Hình ảnh y học, Phục hồi chức năng, Y tế công cộng) và sau Đại học (Chuyên khoa I Xét nghiệm, Chuyên khoa I Điều dưỡng) của Trường.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH Y KHOA – PHIÊN BẢN 2023

(Áp dụng cho khóa tuyển sinh từ năm 2024)

1. Giới thiệu chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo bác sĩ y khoa được xây dựng dựa trên Khung trình độ quốc gia Việt Nam; các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Bộ Y tế; ý kiến phản hồi của các bên liên quan; có sự tham chiếu với chương trình đào tạo ngành y khoa của các trường Đại học trong nước và quốc tế, đặc biệt có sự tham gia góp ý từ các chuyên gia của tổ chức HAIVN và trường Y khoa Harvard – Hoa Kỳ trong khuôn khổ dự án Impact-Med giai đoạn 2. Chương trình được xây dựng theo hướng tích hợp thành các module, tinh giản số giờ lý thuyết, tăng thời gian thực hành, thực tập lâm sàng; chú trọng phát huy khả năng sáng tạo, tư duy phản biện, tự học của người học nhằm hình thành các năng lực mà người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp, sẵn sàng tham gia vào công tác điều trị, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

2. Thông tin chung chương trình đào tạo

1. Tên chương trình đào tạo (Name of Program)

Y khoa (Medicine)

2. Trình độ đào tạo (Level)

Đại học (Undergraduate)

3. Mã ngành đào tạo (Code)

7720101

4. Đối tượng tuyển sinh

(Enrolment)

Công dân tốt nghiệp THPT và đạt tiêu chuẩn tuyển sinh đầu vào theo quy định của Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng (as Enrolment criteria of school)

5. Thời gian đào tạo (Duration)

6 năm (6 years)

6. Cơ sở đào tạo (Institute)

Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng (Danang University of Medical Technology and Pharmacy)

7. Loại hình đào tạo (Type)

Chính quy (Official)

8. Ngôn ngữ đào tạo (Language)

Tiếng Việt (Vietnamese)

9. Tổng số tín chỉ (Credits)

195 tín chỉ (credits)

(Không tính Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh)

10. Chức danh khi tốt nghiệp (Degree)

Bác sĩ y khoa (Medical Doctor)

ĐÃ HOÀN THÀNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC và nhận CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC, cấp bởi Trung tâm CEA-AVU&C.

3. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (Program learning outcome - PLO)

Khi hoàn thành chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Y khoa của Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng, sinh viên tốt nghiệp có các năng lực sau:

Lĩnh vực I. Kiến thức khoa học cơ bản và y học

CĐR1. Vận dụng được đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các kiến thức về kinh tế, văn hóa và xã hội đặc thù ở khu vực vùng miền vào công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

CĐR2. Vận dụng được kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở, y học lâm sàng, khoa học về hành vi, tâm lý, xã hội và dân số trong thực hành chăm sóc sức khỏe.

CĐR3. Vận dụng y học dựa trên chứng cứ trong giải quyết các vấn đề sức khỏe.

Lĩnh vực II. Chăm sóc người bệnh

CĐR4. Khai thác thông tin, thăm khám lâm sàng, tổng hợp, diễn giải thông tin lâm sàng, cận lâm sàng, biện luận chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt các bệnh thường gặp.

CĐR5. Phân tích, đánh giá, sử dụng ưu tiên các thông tin lâm sàng và cận lâm sàng để thiết lập kế hoạch điều trị.

CĐR6. Thực hiện được các thủ thuật chẩn đoán, sơ cấp cứu cơ bản và chuyển tuyến kịp thời, an toàn.

CĐR7. Làm việc hiệu quả trong nhóm liên ngành đảm bảo điều trị, chăm sóc người bệnh an toàn và hợp lý. 

CĐR8. Áp dụng y học cổ truyền, các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc trong điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng một số bệnh thường gặp.

Lĩnh vực III.  Y đức và tính chuyên nghiệp

CĐR9. Thể hiện tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh và cộng đồng.

CĐR10. Thể hiện sự tôn trọng nhân phẩm, quyền bảo mật thông tin và quyền tự quyết của người bệnh; thể hiện sự thấu hiểu và đồng cảm với người bệnh, đảm bảo sự công bằng trong chăm sóc người bệnh.

CĐR11. Thể hiện sự trung thực khi báo cáo về tình trạng của người bệnh, và các sai sót y khoa (nếu có); tuân thủ các nguyên tắc, quy định về đạo đức trong nghiên cứu y học.

Lĩnh vực IV. Giao tiếp và cộng tác

CĐR12. Thiết lập mối quan hệ thân thiện, hợp tác, tin tưởng, phối hợp hiệu quả với người bệnh, gia đình người bệnh và cộng đồng trong thực hành chăm sóc y khoa.

CĐR13. Trao đổi thông tin hiệu quả với người bệnh, gia đình người bệnh về việc điều trị và ký cam kết đồng thuận trên văn bản.

CĐR14. Cộng tác, giao tiếp có hiệu quả với đồng nghiệp trong chăm sóc, tư vấn, giáo dục người bệnh và cộng đồng.

Lĩnh vực V. Thực hành dựa trên hệ thống

CĐR15. Thực hiện quy trình an toàn người bệnh, tuân thủ chặt chẽ các quy định và quy trình chuyên môn của cơ sở thực hành.

CĐR16. Phân tích và đưa ra quyết định về chăm sóc người bệnh với nguyên tắc lấy người bệnh làm trung tâm, sử dụng hiệu quả hệ thống chăm sóc y tế, giảm tối đa các sai sót khi ra quyết định.

CĐR17. Xác định đúng nhu cầu, các vấn đề sức khỏe ưu tiên khi tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu trong truyền thông giáo dục sức khỏe ban đầu cho cá nhân và cộng đồng.

Lĩnh vực VI. Học tập và cải thiện dựa trên thực hành

CĐR18. Có khả năng tiến hành các nghiên cứu khoa học, đánh giá thông tin nhằm cải tiến công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh.

CĐR19. Có khả năng tự học, học tập suốt đời để duy trì, phát triển chuyên môn cho bản thân và đồng nghiệp.

CĐR20. Vận dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin để tối ưu hóa việc học, thực hành lâm sàng và nghiên cứu chuyên môn ngành Y khoa.

4. Cơ hội việc làm và học tập sau tốt nghiệp

4.1. Cơ hội việc làm

- Tại các cơ sở y tế với chức danh bác sĩ điều trị.

- Tại các cơ sở đào tạo thuộc khối ngành khoa học sức khỏe với chức danh giảng viên, nghiên cứu viên.

- Tại các Viện nghiên cứu, cơ quan quản lý hay tổ chức chuyên môn với chức danh nghiên cứu viên, chuyên viên y tế.

- Tại đơn vị khám, chữa bệnh với công việc tổ chức, quản lý và điều hành chuyên môn.

4.2. Khả năng học tập nâng cao trình độ:

- Hệ thực hành: Bác sĩ nội trú, Bác sĩ chuyên khoa

- Hệ nghiên cứu: Cao học, Nghiên cứu sinh

5. Cấu trúc kiến thức toàn khóa

5.1. Kiến thức giáo dục đại cương: 17 TC (17 LT - 0 TH)

TT

TÊN HỌC PHẦN

Tổng số TC

 
 

1

Định hướng nghề nghiệp

2

 

2

Triết học Mác - Lênin

3

 

3

Kinh tế chính trị Mác - Lênin

2

 

4

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

 

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

 

6

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2

 

7

Tiếng Anh chuyên ngành I

2

 

8

Tiếng Anh chuyên ngành II

2

 

9

Giáo dục thể chất

3

 

10

Giáo dục quốc phòng và an ninh

165 tiết

 
 

5.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                  

5.2.1. Kiến thức cơ sở ngành: 66 TC (47 LT - 19 TH)

TT

TÊN MODULE/HỌC PHẦN

Tổng số TC

 
 

1

Module 1

8

 

2

Module 2

5

 

3

Module 3

5

 

4

Module 4

1

 

5

Module 5

1

 

6

Module 6

2

 

7

Thực hành cơ sở ngành 1

3

 

8

Module 7

1

 

9

Module 8

3

 

10

Thực hành cơ sở ngành 2

1

 

11

Module 9

2

 

12

Module 10

2

 

13

Module 11

1

 

14

Module 12: Hệ Thần kinh

2

 

15

Thực hành cơ sở ngành 3

3

 

16

POM-Y2 I

4

 

17

POM-Y2 II

3

 

18

Y học dựa trên bằng chứng

2

 

19

Dân số học

1

 

20

Dịch tễ học

2

 

21

Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm

1

 

22

Sức khỏe môi trường và Bệnh nghề nghiệp

1

 

23

Tổ chức và quản lý y tế

1

 

24

Chương trình y tế quốc gia

1

 

25

Kinh tế y tế - Bảo hiểm y tế

1

 

26

Chẩn đoán hình ảnh

3

 

27

Xác suất - Thống kê y học

2

 

28

Dự án học thuật

2

 

29

Nghiên cứu khoa học

2

 
 

5.2.2. Kiến thức chuyên ngành bắt buộc      : 98 TC (50 LT - 48 TH/TTBV)

TT

TÊN HỌC PHẦN

Tổng số TC

 
 

1

Tiền lâm sàng I

4

 

2

Tiền lâm sàng II

4

 

3

Tiền lâm sàng III

2

 

4

POM- Y3 Nội I

3

 

5

POM- Y3 Nội II

2

 

6

POM- Y3 Ngoại

2

 

7

Nội Bệnh lý I

4

 

8

Nội Bệnh lý II

4

 

9

Nội Bệnh lý III

4

 

10

Nội Bệnh lý IV

4

 

11

Ngoại bệnh lý I

4

 

12

Ngoại bệnh lý II

4

 

13

Ngoại bệnh lý III

4

 

14

Ngoại bệnh lý IV

4

 

15

Phụ Sản I

4

 

16

Phụ Sản II

4

 

17

Phụ Sản III

3

 

18

Phụ Sản IV

3

 

19

Nhi khoa I

4

 

20

Nhi khoa II

4

 

21

Nhi khoa III

4

 

22

Nhi khoa IV

4

 

23

Truyền nhiễm

4

 

24

Y học cổ truyền

3

 

25

Thần kinh

3

 

26

Y học gia đình

4

 

27

Ung thư - Y học hạt nhân

3

 

28

Tâm thần

2

 

 

5.2.3. Kiến thức chuyên ngành tự chọn       (Chọn 5/10):   10 TC (05 LT - 05 TH/TTBV)

TT

TÊN HỌC PHẦN

Tổng số TC

 
 

1

Răng hàm mặt

2

 

2

Tai mũi họng

2

 

3

Mắt

2

 

4

Da liễu

2

 

5

Gây mê hồi sức

2

 

6

Y pháp

2

 

7

Phục hồi chức năng

2

 

8

Lao

2

 

9

Lão khoa

2

 

10

Y học thảm họa

2

 
 

5.2.4. Kiến thức tốt nghiệp: 4 TC

TT

TÊN HỌC PHẦN

Tổng số TC

 
 

1

Học phần tốt nghiệp

4

 

6. Danh sách giảng viên chủ trì và giảng viên giảng dạy chính của chương trình đào tạo

Họ và tên GV

Chuyên môn

GV chủ trì CTĐT

Họ và tên GV

Chuyên môn

GV chủ trì CTĐT

PGS.TS.BS. Hồ Hữu Thiện

Ngoại khoa

X

PGS.TS. Nguyễn Khắc Minh

YTCC

X

TS.BS. Lê Văn Nho

Nội khoa

X

PGS.TS.BS. Phạm Ngọc Hùng

Ngoại khoa

X

TS.BS. Đặng Văn Thởi

Ngoại khoa

X

TS.BS. Nguyễn Quang Hải

Răng Hàm Mặt

X

TS.BS. Nguyễn Đình Phương Thảo

Sản Phụ khoa

X

TS.BS. Phạm Nguyên Cường

Giải phẫu bệnh-Pháp y

X

TS.BS. Nguyễn Phạm Thanh Nhân

Y khoa

X

TS.BS. Lê Viết Nguyên Sa

Sản Phụ khoa

 

TS.BS. Đặng Phi Công

Vi sinh y học

X

TS.BS. Phạm Minh Sơn

Sản Phụ khoa

 

TS.BS. Nguyễn Nguyên Trang

Nội khoa

 

BSCKII. Nguyễn Trọng Thiện

Ngoại khoa

 

TS.BS. Lê Thị Thúy

Hóa sinh y học

 

TS.BS. Đặng Văn Thắng

Ngoại khoa

 

BSCKII. Nguyễn Thanh Hùng

Ngoại khoa

 

TS.BS. Hồ Xuân Tuấn

Chẩn đoán hình ảnh

 

TS.BS.Nguyễn Tấn Dũng

Phục hồi chức năng

 

TS.BS. Nguyễn Minh Sơn

Y khoa

 

TS.BS. Thái Cao Tần

Ngoại khoa

 

TS.BS. Nguyễn Hoài Trung

Phục hồi chức năng

 

TS.BS. Hoàng Phương

Tim mạch can thiệp

 

TS.BS. Phan Hải Thanh

Ngoại khoa

 

ThS.BS. Nguyễn Thị Hà Thanh

Nội khoa

 

TS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa

Nội khoa

 

ThS.BS. Nguyễn Thị Kim Duyên

Nội khoa

 

ThS.BS. Lê Hoàng Minh Châu

Nhi khoa

 

ThS.BS. Nguyễn Trung Nghĩa

Tai Mũi Họng

 

ThS.BS. Huỳnh Nhất Toàn

Ngoại khoa

 

TS. Hoàng Thanh Hương

Sức khỏe Môi trường

 

ThS.BS. Nguyễn Thái Nghĩa

Nhi khoa

 

TS. Trần Thị Diểm Na

Ký sinh trùng

 

TS. Cao Văn

Vi sinh y học

 

TS.BS. Hoàng Phương

Nội khoa

 

BSCKII Phan Vĩnh Sinh

Huyết học

 

BSCKII Nguyễn Tấn Hùng

Nội khoa

 

BSCKII Võ Hữu Hội

Nhi khoa

 

BSCKII Nguyễn Hoàng Sơn

Nội khoa

 

BSCKII Võ Đức Minh

Nhi khoa

 

BSCKII Huỳnh Hữu Năm

Nội khoa

 

BSCKII Phan Tín

Sản Phụ khoa

 

BSCKII Hoàng Huy Liêm

Nội khoa

 

BSCKII Hà Thị Tiểu Di

Sản Phụ khoa

 

BSCKII Nguyễn Bá Hùng

Nội khoa

 

BSCKII Lê Thị Mộng Tuyền

Sản Phụ khoa

 

BSCKII Đặng Văn Ninh

Nội khoa

 

BSCKII Lê Tự Dũng

Ngoại khoa

 

BSCKII Phạm Thị Ánh Huy

 Nội khoa

 

BSCKI Phan Phước An Bình

Ngoại khoa

 

BSCKII Phạm Hữu Quốc

Nội khoa

 

BSCKII Lê Quang Chí Cường

Ngoại khoa

 

Ths. BS. Trần Xuân Tín

Nội khoa

 

 

 

 

BSCKII Nguyễn Thị Thuận

Nội khoa

 

 

 

 

Ths. BS. Lê Thành Phúc

Nội khoa

 

 

 

 

BSCKII Ngô Hạnh

Ngoại khoa

 

 

 

 

BSCKII Phạm Vĩnh Huy

Ngoai khoa

 

 

 

 

BSCKII Nguyễn Minh Tuấn

Ngoại khoa

 

 

 

 

BSCKII Nguyễn Văn Minh

Y học hạt nhân

 

 

 

 

BSCKII Phan Đình Thảo

Ngoại khoa