CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG - TẦM NHÌN ĐẾN GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

1. Sự phát triển chung của Khoa Phục hồi chức năng và văn hóa giáo dục – quản trị đại học 

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản trị hiện đại, phương thức vận hành tiến bộ và chuyên nghiệp.  

- Hội nhập quốc tế trong đào tạo thông qua chuẩn năng lực và nghiên cứu khoa học, được xã hội và các Hiệp hội ngành nghề quốc tế công nhận.  

- Phát triển bản sắc văn hóa để đáp ứng nhu cầu của cán bộ viên chức, sinh viên và xã hội. 

- Phát triển đội ngũ nhân sự có năng lực, trình độ cao và chuyên sâu trong từng lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu. 

2. Công tác đào tạo và đảm bảo chất lượng giáo dục (EQA) 

Định hướng:

Chuyên nghiệp hóa công tác Đào tạo và đảm bảo chất lượng giáo dục, mở được thêm các mã ngành đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực Phục hồi chức năng ở bậc đại học cụ thể là Hoạt động trị liệu và sau đại học gồm chuyên khoa và thạc sĩ. 

Mục tiêu: 

- Đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng các điều kiện cần thiết để mở mã ngành mới ở bậc đại học và sau đại học .

– Nghiên cứu hướng phát triển các chương trình liên kết đào tạo ở bậc đại học và sau đại học, chương trình đào tạo ngắn hạn và chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật. 

- Chuẩn hóa mọi hoạt động đáp ứng các tiêu chí của tiêu chuẩn Chất lượng giáo dục đại học - cấp chương trình đào tạo (của Bộ Giáo dục Việt Nam và sắp tới là của ASEAN - tiêu chuẩn AUN-QA), lấy chứng chỉ Kiểm định chất lượng giáo dục và duy trì thành tích. 

3. Công tác nghiên cứu khoa học 

Định hướng: 

Nghiên cứu theo chuẩn và trình độ quốc tế. Tăng cường chất lượng sản phẩm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Mục tiêu: 

- Đảm bảo chất lượng của các hội nghị khoa học, chú ý đặc biệt nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hội thảo 

- Tất cả các giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học và đóng góp kết quả nghiên cứu cho sự phát triển tri thức mới.

- Thực hiện tốt việc công bố các kết quả nghiên cứu khoa học trên website của Trường và sử dụng tốt các nguồn tham khảo hữu ích phục vụ đào tạo và nghiên cứu. 

- Xây dựng và phát triển được 01 nhóm nghiên cứu chuyên môn. 

 

4. Công tác quan hệ đối ngoại 

Định hướng: 

Tăng cường hợp tác quốc tế, tham gia vào các mạng lưới nghiên cứu và hợp tác đào tạo với các tổ chức uy tín trong lĩnh vực phục hồi chức năng. Đẩy mạnh trao đổi chuyên gia, thực tập sinh, và học sinh quốc tế để tăng cường kinh nghiệm và kiến thức. 

Mục tiêu: 

- Phát triển các chương trình hợp tác quốc tế mới đa dạng trong nhiều lĩnh vực trao đổi đào tạo, nghiên cứu, quản trị đào tạo.

Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và định kỳ tham gia các hội thảo chuyên ngành. 

- Giữ vững các quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế hiện có. 

- Phát triển hợp tác Trường – Viện, m rộng hợp tác nghiên cứu khoa học với các bệnh viện.

- Xây dựng quan hệ hợp tác với các các đối tác bên ngoài, gồm các trường Y – Dược, Viện nghiên cứu, và các doanh nghiệp (Công nghệ,…). 

5. Phát triển nguồn lực 

Định hướng:

Nâng cao trình độ học vị của nguồn nhân lực tại chỗ đồng thời tìm kiếm tuyển dụng nhân sự có chất lượng cao mới. Nâng cấp cơ sở vật chất giáo dục đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. 

Mục tiêu:

- Nâng cao tỉ lệ giảng viên là Tiến sĩ, Phó GS.

- Chuẩn hóa đội ngũ nhân lực hỗ trợ (tất cả đều được đào tạo nghiệp vụ, và thường xuyên học bồi dưỡng nghiệp vụ, chất lượng hoạt động được đánh giá trung bình từ mức Khá trở lên). 

Thúc đẩy chương trình đổi mới phát triển năng lực liên tục cho đội ngũ nhân sự.

- Phát triển cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn quốc tế.