KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

GIỚI THIỆU

I. Giới thiệu

– Khoa Y tế công cộng (YTCC) Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng được thành lập vào ngày 05 tháng 6 năm 2007 dựa trên nền tảng là Bộ môn Y tế công cộng thuộc Trường Cao Đẳng Kỹ thuật Y tế II.

– Vào năm 2013, Bộ môn Y tế công cộng chính thức đổi tên thành Khoa Y tế công cộng – Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng.

II. Sứ mạng – Tầm nhìn – Giá trị cốt lõi

2.1. Sứ mạng

Đào tạo nguồn nhân lực y tế công cộng trình độ đại học và sau đại học đảm bảo chất lượng; Nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật trong công tác bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

2.2. Tầm nhìn đến năm 2045

Phát triển Khoa Y tế công cộng hướng đến cộng đồng; liên kết chặt chẽ với các cơ sở y tế địa phương trong đào tạo, nghiên cứu và xây dựng kế hoạch hành động vì sức khỏe cộng đồng. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật trong bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

2.3 Giá trị cốt lõi

Chất lượng – Năng động – Sáng tạo – Hội nhập

III. Chức năng nhiệm vụ

3.1. Chức năng và nhiệm vụ Khoa

3.1.1. Chức năng

Khoa Y tế công cộng là đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học thuộc Trường Đại học Y – Dược Đà Nẵng; tổ chức, quản lý, điều hành chuyên môn và các hoạt động khác của các bộ môn trực thuộc Khoa.

3.1.2. Nhiệm vụ

– Giảng dạy cho sinh viên ngành Cử nhân Y tế công cộng.

– Giảng dạy học phần Y tế công cộng cho các đối tượng của các ngành trong toàn trường: Dịch tễ học, Nghiên cứu khoa học, Dân số học, Nghiên cứu Điều dưỡng và thực hành dựa vào chứng cứ, Thống kê ứng dụng trong y học, Tin học – Thống kê y học,  Dinh dưỡng – An toàn thực phẩm, Sức khỏe môi trường, Tâm lý y học – Đạo đức y học, Truyền thông và Giáo dục sức khỏe – Tâm lý y học, Tổ chức và Quản lý y tế, Pháp luật đại cương – Tổ chức y tế..

– Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập; chủ trì tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường; xây dựng kế hoạch thực tập tại các phòng thực tập, tại các cơ sở và thực tập cộng đồng cho sinh viên.

– Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình và các tài liệu giảng dạy, học tập của các môn học theo các Bộ môn trực thuộc và các môn do Khoa phụ trách. Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập.

– Tổ chức các hoạt động khoa học – công nghệ, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất với đời sống xã hội.

– Nghiên cứu khoa học về các vấn đề sức khoẻ của cộng đồng: các yếu tố môi trường liên quan tới sức khoẻ, các yếu tố nguy cơ tới bệnh tật, các yếu tố độc hại trong quá trình lao động sản xuất liên quan tới sức khoẻ người lao động, dinh dưỡng – an toàn thực phẩm; sức khoẻ lứa tuổi. Tham gia các hội nghị khoa học chuyên ngành hoặc liên quan.

– Là đầu mối điều phối các hoạt động liên kết, xây dựng các mối quan hệ trong nước và quốc tế về lĩnh vực Y tế công cộng nhằm tăng cường năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học cho giảng viên các bộ môn thuộc Khoa.

– Theo dõi, giám sát, điều hành hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của các bộ môn trực thuộc Khoa. Tạo mối gắn kết giữa các bộ môn trong khoa và mối liên kết với các Khoa – Phòng trong toàn trường thông qua các hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác.

– Tham gia các hoạt động phòng chống dịch, tình trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương. Chỉ đạo và hướng dẫn sinh viên tham gia công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân tại cộng đồng. Tham gia tư vấn chuyên môn về lĩnh vực chuyên môn của Khoa.

3.2. Chức năng và nhiệm vụ Bộ môn trực thuộc Khoa

3.2.1. Chức năng

Bộ môn là đơn vị chuyên môn của Khoa – Trường, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Khoa, có chức năng đào tạo và nghiên cứu khoa học, tổ chức, quản lý, điều hành chuyên môn và hoạt động khác của các viên chức trong Bộ môn.

3.2.2. Nhiệm vụ

– Giảng dạy cho sinh viên ngành Cử nhân Y tế công cộng.

– Giảng dạy cáchọc phần Y tế công cộng cho các đối tượng của các ngành trong toàn trường theo lĩnh vực chuyên môn do Khoa phân công và Bộ môn phụ trách.

– Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập; chủ trì tổ chức quá trình đào tạo; xây dựng kế hoạch thực tập tại các phòng thực tập, tại các cơ sở và thực tập cộng đồng cho sinh viên do Bộ môn phụ trách.

– Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình và các tài liệu giảng dạy, học tập của các môn học do Bộ môn phụ trách. Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập.

– Tổ chức các hoạt động khoa học – công nghệ, nghiên cứu khoa học theo lĩnh vực của Bộ môn.

– Theo dõi, giám sát, điều hành hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của các viên chức trong Bộ môn.

IV. Thành tích của đơn vị

4.1. Về danh hiệu thi đua

– Đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc trong các năm học.

– Bằng khen Bộ Y tế năm học 2016-2017.

4.2. Nghiên cứu khoa học – hợp tác quốc tế

– Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực y tế công cộng, một số bài báo được trên Tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế và Kỷ yếu Hội nghị Khoa học công nghệ với số lượng đề tài ngày càng tăng dần theo các năm. Đặc biệt, từ năm 2013-2022 các giảng viên trong Khoa đã công bố gần 20 bài báo quốc tế trên các tạp san uy tín.

– Trong những năm qua, Khoa đã hợp tác với các Tổ chức trong và ngoài nước như Trung tâm CDC Đà Nẵng, các Trung tâm Y tế quận huyện, Trạm Y tế xã phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Tổ chức phi chính phủ (World Vision, CAB) để đưa sinh viên đến các cơ sở thực tập, và các cá nhân trong và ngoài nước trong hợp tác nghiên cứu khoa học

 4.3. Các hoạt động khác

– Chi bộ khoa Y tế công cộng nhiều năm liền đạt danh hiệu “Chi bộ trong sạch, vững mạnh”.

– Đội ngũ giảng viên trong Khoa luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động đoàn thể do Đoàn thanh niên và Công đoàn tổ chức. Đạt nhiều thành tích xuất sắc trong các phong trào văn hóa văn nghệ của nhà trường trong nhiều năm.

– Khoa được nhận giấy khen về “Tập thể có số lượng bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc tế nhiều nhất năm 2019-2020”. Và giai doạn 2018-2022 tập thể cán bộ giảng viên đều được Hiệu trưởng tặng giấy khen vì vì đã có bài báo khoa học công bố trên tạp chí quốc tế uy tín.

CƠ CẤU TỔ CHỨC

  1. LÃNH ĐẠO KHOA/BỘ MÔN QUA CÁC THỜI KỲ
Từ 2007 – 2010 PGS. TS. Hoàng Ngọc Chương Trưởng Bộ môn
Từ 2010 – 2011 ThS. BSCKI. Lê Như Đáp Trưởng Bộ môn
Từ 2011 – 2013 ThS. BS. Phạm Ba Trưởng Bộ môn
Từ 2013 – 6/2018 ThS. BS. Phạm Ba Phụ trách Khoa
Từ 7/2018 – 4/2020 ThS. BS. Đoàn Thị Ngọc Trâm Phụ trách Khoa
Từ 5/2020 – 8/2022 TS. Nguyễn Xuân Hương Phụ trách Khoa
  1. TỔ CHỨC BỘ MÁY HIỆN TẠI

2.1. Ban chủ nhiệm khoa

1 ThS. Trần Thị Diệp Hà Bí thư Chi bộ – Phó trưởng Khoa
2 ThS. BS. Đoàn Thị Ngọc Trâm Phó trưởng Khoa

2.2. Các bộ môn trực thuộc

Khoa Y tế công cộng gồm có 5 bộ môn với 21 giảng viên tham gia giảng dạy:

STT Họ và tên Chức vụ Trình độ chuyên môn
1. Bộ môn Tổ chức – Quản lý y tế
1 Trần Anh Quốc Phó trưởng Bộ môn ThS
2 Hoàng Thạch Thảo Giảng viên BS*
3 Lê Văn Nho Chủ tịch Hội đồng trường
Giảng viên chính
TS.BS
4 Đỗ Ích Thành Phó trưởng Khoa phòng chống bệnh không lây – Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng
Giảng viên thỉnh giảng
ThS
5 Lê Hồng Thuận Giảng viên thỉnh giảng
Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh tật – Trung tâm Y tế Quận Sơn Trà
ThS
2. Bộ môn Giáo dục sức khỏe – Tâm lý Y học
1 Đoàn Thị Ngọc Trâm Phó trưởng Khoa
Phó trưởng Bộ môn, phụ trách BM
Giảng viên
ThS.BS
2 Hoàng Ng Nhật Linh Giảng viên ThS
3 Nguyễn Thị Mỹ Anh Giảng viên kiêm nhiệm ThS
4 Nguyễn Thị Nga Giảng viên kiêm nhiệm ThS
3. Bộ môn Dịch tễ học  – Thống kê Y học
1 Nguyễn Khắc Minh Giảng viên cao cấp PGS.TS
2 Hoàng Hữu Khôi Phó Hiệu trưởng
Giảng viên chính
TS.BS
3 Trần Đình Trung Giảng viên ThS.BS**
4 Ngô Thị Bích Ngọc Giảng viên
Tổ phó Công đoàn Khoa
ThS
5 Hoàng Hữu Hải Bí thư Đoàn Thanh niên
Giảng viên
ThS
6 Ngô Thị Hồng Uyên Giảng viên BS*
4. Bộ môn Sức khỏe môi trường – Nghề nghiệp
1 Nguyễn Thị Bích Phó trưởng Bộ môn, phụ trách BM
Giảng viên kiêm nhiệm
ThS
2 Trần Minh Huân Giảng viên ThS.BS**
3 Bùi Thị Mỹ Linh Trợ giảng
Hành chính Khoa
BS
5. Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn thực phẩm
1 Trần Thị Diệp Phó trưởng Khoa
Tổ trưởng Tổ công đoàn Khoa
Phó trưởng Bộ môn, phụ trách BM
Giảng viên
ThS
2 Hoàng Kim Thiện Trợ giảng
Giáo vụ Khoa
BS
3 Võ Phạm Mi Trang Giảng viên thỉnh giảng
Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu
ThS.BS

* Đang học cao học

** Đang học nghiên cứu sinh

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

  1. Về công tác giảng dạy

– Thực hiện tốt công tác giảng dạy, luôn cải tiến và đổi mới phương pháp giảng dạy, thường xuyên cập nhật kiến thức mới.

– Tiếp tục cập nhật, chỉnh sửa các giáo trình, xây dựng ngân hàng đề thi hoàn chỉnh.

– Tham gia giảng dạy sau đại học các ngành Chuyên khoa I Điều Dưỡng và Chuyên khoa I Xét nghiệm. Tham gia xây dựng chương trình đào tạo sau đại học các chuyên ngành và các lớp ngắn hạn chuyên ngành Y tế công cộng.

– Tăng cường hợp tác với các Bệnh viên, Trung tâm Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh/thành phố và các Viện trong khu vực để tổ chức đào tạo đại học, sau đại học và đào tạo ngắn hạn.

– Tăng cường dự giảng, bình giảng, đặc biệt đối với cán bộ trẻ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Kiểm tra, giám sát và đưa vào nề nếp việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên.

– Thực hiện tốt công tác sinh hoạt định kỳ khoa, bộ môn hằng tháng nhằm phổ biến các nội dung đến các giảng viên và kịp thời chấn chỉnh những sai phạm nếu có.

  1. Về chuyên môn nghiệp vụ

– Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ và tin học.

– Tăng cường số giảng viên có trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ. Tạo điều kiện cho cán bộ đi học sau đại học trong và ngoài nước để chuẩn bị cho kế hoạch phát triển của nhà trường trong đào tạo bậc sau đại học.

– Nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giảng viên thông qua các chương trình đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ trong nước và quốc tế.

– Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề.

– Tăng cường hoạt động chuyên môn nghiệp vụ gắn kết phục vụ cộng đồng.

  1. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

– Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên, tham gia đăng ký và thực hiện đúng tiến độ các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp có chất lượng. Thực hiện các Seminar theo các chủ đề chuyên môn đã đăng ký và đảm bảo tính mới, tính ứng dụng và sáng tạo.

– Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế với các Trường, Viện nghiên cứu trong khu vực và trên thế giới.

– Tiếp tục tăng cường công tác đối ngoại với các Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh/thành phố, các Bệnh viện, Trung tâm Y tế; các Khoa Y tế công cộng của các Trường Y Dược trong nước; các Tổ chức phi chính phủ và các Viện/Trung tâm nghiên cứu trong nước trong việc nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án.

– Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên, khóa luận tốt nghiệp, thực hiện các đề tài có chất lượng và có tính ứng dụng cao.

  1. Các hoạt động khác

– Hoàn thành tốt các nhiệm vụ liên quan đến công tác Kiểm định cơ sở giáo dục và kiểm định chương trình trình đào của Trường.

– Tăng cường công tác quản lý, công tác giáo dục chính trị- tư tưởng, nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống của sinh viên. Kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng của sinh viên, phát hiện những sai lệch nhằm chấn chỉnh kịp thời.

– Bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ … cho đội ngũ cán bộ giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ.

– Thực hiện tốt công tác bảo vệ an ninh, quốc phòng. Không ngừng nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chủ động phòng ngừa và đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch. Xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

– Tham gia đầy đủ các hoạt động của Trường, các phong trào do Đoàn thanh niên và Công đoàn trường tổ chức.

Translate »