KHOA DƯỢC

SỨ MẠNG – TẦM NHÌN – GIÁ TRỊ CỐT LÕI

SỨ MẠNG

Đào tạo nhân lực Dược đạt chuẩn năng lực Dược sĩ Việt Nam; Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ góp phần vào sự phát triển ngành Dược Việt Nam và sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân.

TẦM NHÌN

Tầm nhìn đến năm 2045: Phát triển Khoa dược trở thành một trong những đơn vị uy tín, chất lượng trong đào tạo Đại học và Sau đại học; Nghiên cứu khoa học của ngành Dược Việt Nam. Kết hợp hài hòa giữa đào tạo và phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI

Trí tuệ – Hội nhập – Chuyên nghiệp

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA DƯỢC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y-DƯỢC ĐÀ NẴNG:

Ngành Dược ngày càng trở nên độc lập và phát triển trên cơ sở là một bộ phận không thể thiếu trong công tác chăm sóc sức khỏe của con người, trên cơ sở sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế và sự phân công xã hội. Tính chất của hoạt động dược gồm cả các mặt: khoa học công nghệ, kinh tế thương mại và dịch vụ cộng đồng.

Khoa Dược là đơn vị quản lý hành chính cơ sở của trường, có các nhiệm vụ sau:

  1. Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập và tổ chức quá trình đào tạo cho ngành Dược bao gồm các hệ đào tạo: Đại học Dược chính quy, đại học dược liên thông chính quy từ Cao đẳng;
  2. Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình các học phần theo chương trình đào tạo được Hiệu trưởng phê duyệt. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy – học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học;
  3. Tổ chức các hoạt động Khoa học và Công nghệ, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học. Phối hợp với các tổ chức Dược như: Phòng Nghiệp vụ Dược và phòng Quản lý hành nghề Y Dược tư nhân của Sở Y tế; Công ty Sản xuất dược phẩm; Công ty Kinh doanh Dược phẩm và Thiết bị y tế; Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm, Mỹ phẩm; Khoa Dược bệnh viện… gắn quá trình đào tạo với sản xuất kinh doanh và thực tiễn đời sống xã hội;
  4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên và sinh viên, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ nhân viên thuộc khoa;
  5. Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên và sinh viên thuộc khoa;
  6. Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học;
  7. Quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
  8. BỘ MÔN HÓA DƯỢC:

Bộ môn Hóa dược có chức năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo chương trình chi tiết đã được phê duyệt, tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ phù hợp với chuyên môn, quản lý viên chức bộ môn và tham gia giáo dục rèn luyện sinh viên.

Hiện nay, Bộ môn đang chịu trách nhiệm giảng dạy các môn học: Hóa hữu cơ, Hóa lý dược, Hóa dược, Nghiên cứu và phát triển thuốc mới. Ngoài ra Bộ môn còn tham gia hướng dẫn sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp và nghiên cứu khoa học.

Hóa dược là ngành khoa học dựa trên nền tảng là hóa học để từ đó nghiên cứu các vấn đề của các ngành khoa học sinh học, y học và dược học, Hóa dược bao gồm việc nghiên cứu  khám phá, phát minh, thiết kế, xác định và tổng hợp các chất có tác dụng hoạt tính sinh học, nghiên cứu sự chuyển hóa, giải thích cơ chế tác động của chúng ở mức độ phân tử, xây dựng các mối quan hệ giữa cấu trúc và tác dụng sinh học hay tác dụng dược lý và mối quan hệ định lượng giữa cấu trúc và tác dụng sinh học hay tác dụng dược lý

Hóa dược còn là một ngành khoa học thể hiện sự kết hợp giữa hóa hữu cơ và sinh hóa, hóa tin học, dược lý, sinh học phân tử, toán thống kê và hóa lý.

Ngoài công tác giảng dạy, Bộ môn còn thực hiện một số đề tài nghiên cứu khoa học theo các định hướng sau:

– Nghiên cứu sàng lọc ảo, xác định các cấu trúc các hoạt chất tiềm năng, tổng hợp các hoạt chất có khả năng làm thuốc.

– Nghiên cứu tổng hợp nano, tổng hợp hóa dược.

– Nghiên cứu thành phần, cấu trúc các hợp chất thiên nhiên

– Nghiên cứu hoạt tính sinh học của các hợp chất thiên nhiên từ thực vật hay các hợp chất tổng hợp hóa dược.

  1. BỘ MÔN DƯỢC LÝ – DƯỢC LÂM SÀNG:

Bộ môn Dược lý – Dược lâm sàng đảm nhiệm giảng dạy các môn học: Dược động học, Dược lý,  Dược lâm sàng, Sử dụng thuốc trong điều trị.

Các môn học trên trang bị cho Sinh viên những kiến thức về dược động học của thuốc: quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ. Cơ chế tác dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, tác dụng không mong muốn của thuốc để áp dụng vào điều trị, tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.

Ngoài công tác giảng dạy, Bộ môn còn thực hiện một số đề tài nghiên cứu khoa học theo các định hướng sau:

– Nghiên cứu tác dụng dược lý của một số chế phẩm có nguồn gốc từ dược liệu hay tổng hợp hóa dược

– Khảo sát hiệu quả của việc điều trị cũng như tác dụng phụ của các phát đồ, theo dõi ADR, theo dõi nồng độ thuốc trong điều trị…

– Khảo sát quá trình chăm sóc dược tại Bệnh viện và cộng đồng, cũng như các biện pháp nâng cao chất lượng điều trị.

  1. BỘ MÔN BÀO CHẾ – CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DƯỢC:

Bộ môn Bào chế – CNSXD đảm nhiệm giảng dạy các học phần: Thực hành các thao tác cơ bản trong phòng thí nghiệm, Bào chế và Sinh dược học các dạng thuốc, Sản xuất thuốc, Các dạng thuốc đặc biệt…

Phần giảng dạy lý thuyết trang bị cho sinh viên các kiến thức về:

– Những vấn đề cơ bản về các dạng thuốc.

– Đặc điểm, các yêu cầu và một số yếu tố sinh học ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả trị liệu từng dạng thuốc.

– Đặc điểm và cách sử dụng các tá dược thông dụng, các thiết bị chủ yếu, các loại bao bì được dùng trong bào chế các dạng thuốc.

– Phương pháp và kỹ thuật điều chế các dạng thuốc.

– Các tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá chất lượng từng dạng thuốc.

Bộ môn đã cải tiến hình thức học lý thuyết và thực tập nhằm trang  bị cho sinh viên kỹ năng hoạt động nhóm, phương pháp tra cứu tài liệu, kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành để viết đề cương, xây dựng và tiến hành bào chế, đánh giá một công thức thuốc. Mô hình học tập này giúp sinh viên tiếp cận với nhiệm vụ thực tế của một dược sĩ làm công tác nghiên cứu và phát triển thuốc. Song song đó, các dụng cụ, máy móc phục vụ thực tập cũng từng bước được thay đổi, hiện đại hóa cho phù hợp với yêu cầu đào tạo trong giai đoạn mới.

  1. BỘ MÔN DƯỢC LIỆU – THỰC VẬT– DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN:

Bộ môn đảm nhiệm giảng dạy môn học chuyên môn về Dược liệu, Thực Vật, Dược học cổ truyền cho cấp bậc đại học hệ chính quy và liên thông. Ngoài công tác giảng dạy, bộ môn còn thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị ứng dụng cao.

Mục tiêu giảng dạy:

– Cung cấp những kiến thức về nguồn gốc, thành phần hóa học, kiểm nghiệm, tác dụng và công dụng của dược liệu và các phương pháp khoa học để nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá chất lượng dược liệu.

– Cung cấp các kiến thức về giải phẫu thực vật, phân loại thực vật và phương pháp xác định tên khoa học của cây, phương pháp kiểm nghiệm dược liệu bằng cấu trúc vi học.

– Cung cấp những kiến thức về nguồn gốc, tính vị quy kinh, công năng, chủ trị, bào chế, kiểm nghiệm các vị thuốc bài thuốc cổ truyền.

– Cung cấp những kiến thức cơ bản về thực trạng trồng và phát triển cây thuốc ở Việt Nam, các chính sách quy hoach, phân vùng cây thuốc, phát triển cây thuốc và nguồn gen cây thuốc, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trồng cây thuốc.

Hướng nghiên cứu:

– Nghiên cứu đặc điểm thực vật, sinh thái các dược liệu có tiềm năng.

– Nghiên cứu hiện đại hóa các dạng thuốc cổ truyền.

– Sàng lọc tác dụng dược lý của dược liệu và các hợp chất tự nhiên có tiềm năng.

+ Nghiên cứu tìm và/ hoặc chứng minh tác dụng của cây thuốc theo định hướng của các thử nghiệm sinh học.

+ Nghiên cứu xác định nhóm hoạt chất theo định hướng của thử nghiệm sinh học.

– Kiểm nghiệm, tiêu chuẩn hóa từ dược liệu. các thuốc từ dược liệu:

+ Nghiên cứu thành phần hóa học của các dược liệu

+ Nghiên cứu các phương pháp phát hiện giả mạo, các chất không mong muốn trong dược liệu và các chế phẩm từ dược liệu.

+ Nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu và các chế phẩm từ dược liệu bằng phương pháp hiện đại

+ Nghiên cứu đánh giá chất lượng dược liệu, chế phẩm từ dược liệu.

  1. BỘ MÔN KIỂM NGHIỆM THUỐC:

Bộ môn Kiểm nghiệm thuốc là bộ môn thuộc cả hai khối cơ bản: giảng dạy Hóa phân tích và khối nghiệp vụ: giảng dạy Kiểm nghiệm thuốc, độc chất học, độ ổn định của thuốc và mỹ phẩm…

Cung cấp kiến thức cơ bản về hóa học phân tích (gồm định tính, định lượng và phân tích bằng dụng cụ, trang thiết bị máy móc) cho sinh viên Dược làm nền tảng giúp sinh viên tiếp thu tốt các nghiệp vụ

Cung cấp kiến thức về nghiệp vụ kiểm nghiệm (gồm các kiến thức chuyên môn cần đạt đến trong lãnh vực kiểm nghiệm: thẩm định các trang thiết bị để tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở kiểm nghiệm các dạng nguyên liệu và dược phẩm, khảo sát các vấn đề như thử độ ổn định thuốc, thử tương đương sinh học… liên quan đến việc đưa thuốc đảm bảo chất lượng ra thị trường) cho các học viên dược làm nền tảng giúp các học viên có kiến thức chuyên môn trong Kiểm nghiệm thuốc.

Ngoài công tác giảng dạy, bộ môn còn tham gia nghiên cứu khoa học. Hướng nghiên cứu của bộ môn trong thời gian tới:

– Tiêu chuẩn hóa các dược phẩm có nguồn gốc từ đông dược

– Khảo sát độ ổn định của các chế phẩm tân dược và đông dược

– Khảo sát độ ổn định, thử độ vệ sinh và thử tính an toàn của mỹ phẩm

– Khảo sát độ ổn định của bao bì và đồ đựng dược phẩm

  1. BỘ MÔN QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ DƯỢC:

Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược là Bộ môn nghiệp vụ của Khoa Dược, Bộ môn đã triển khai giảng dạy cho sinh viên hệ đại học (chính quy, liên thông) và cao đẳng, với các môn học chung phục vụ các qui định quản lý  trong ngành Dược gồm: Quản lý và Kinh tế dược, Pháp chế dược; một số môn học phục vụ cho định hướng chuyên ngành Quản lý và Kinh tế dược gồm: Quản lý cung ứng thuốc, Quản trị doanh nghiệp dược, Dược cộng đồng, Marketing dược, Dược xã hội học,Thực hành tốt quản lý và tồn trữ thuốc (GDP, GSP, GPP) và một số kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thiết lập mối quan hệ để cộng tác có hiệu quả với đồng nghiệp và đối tác.

Sau khi học xong các môn học thuộc lĩnh vực Quản lý Dược như: Dược xã hội học, Pháp chế dược và Kinh tế dược, người học sẽ  hiểu biết và trình bày được:

– Các qui định của Pháp luật đối với các lĩnh vực ngành nghề dược.

– Một số khái niệm kinh tế cơ bản, các lọai hình doanh nghiệp dược Việt Nam và một số phương thức trong hoạt động kinh doanh dược phẩm.

– Các chính sách, đường lối, phương hướng của Đảng với nhà nước ta đối với lĩnh vực Y tế.

Ngoài ra, Bộ môn cũng thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực Quản lý dược, hướng nghiên cứu sắp tới của Bộ môn là:

– Thực trạng và giải pháp tăng cường đào tạo nhân lực dược.

– Thực trạng việc chấp hành các qui chế dược trong các lĩnh vực hành nghề dược ( bán lẻ thuốc, quản lý chất lượng thuốc, dược bệnh viện v.v…)

– Xây dựng mô hình quản lý dược bệnh viện hướng lâm sàng.

– Rà soát và hệ thống hóa các văn bản qui phạm Pháp luật về Dược.

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TỔ CÔNG ĐOÀN KHOA DƯỢC

Tổ Công đoàn Khoa Dược trực thuộc Công đoàn Trường ĐH KT Y – Dược ĐN, Tổ Công đoàn có những nhiệm vụ như sau:

  1. Đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động.

Mọi quyền lợi của các Công đoàn viên trong tổ đều được thông tin phản

ánh kịp thời với lãnh đạo Công đoàn và có hướng giải quyết kịp thời, hiệu quả, tạo được niềm tin và yên tâm công tác cho các công đoàn viên.

  1. Chăm lo đời sống cho CCVC và NLĐ

– 100% công đoàn viên được hưởng các chế độ theo quy định chung của công đoàn và các quy chế phối hợp hoạt động của công đoàn với nhà trường như : thưởng Tết dương lịch và âm lịch, các ngày lễ lớn trong năm như ngày 27/2, 8/3, 30/4, 1/5, 1/6, 2/9, 20/10…

– Thường xuyên thăm hỏi và hỗ trợ kịp thời đến các trường hợp của công đoàn viên như ốm đau, thai sản, hiếu hỉ…

  1. Công tác tuyên truyền, giáo dục

– 100% công đoàn viên được nghe, đọc, hiểu và chấp hành các chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước, nội quy quy chế của nhà trường ban hành.

  1. Tham gia các phong trào thi đua do Công đoàn trường phát động

– 100% công đoàn viên kí giao ước thi đua giữa công đoàn trường với chính quyền. Không có công đoàn viên nào vi phạm.

– 100% tham gia đầy đủ các hoạt động do công đoàn trường phát động

  1. Công tác nữ công

– Tham gia các hoạt động của công đoàn tổ chức.

– Tham gia nấu ăn và cắm hoa nhân dịp lễ 8/3 khi nhà trường và BCH CĐ phát động.

  1. Công tác phát triển đoàn viên công đoàn, tham gia xây dựng Đảng

–  Các Đảng viên trong công đoàn tham gia giúp đỡ công đoàn viên ưu tú về việc nâng cao nhận thức về Đảng, giới thiệu công đoàn viên ưu tú , xuất sắc cho BCH CĐ Trường tham gia học lớp nhận thức về Đảng, hỗ trợ các thủ tục để công đoàn viên xin vào Đảng cũng như công tác chuyển Đảng chính thức.

  1. Công tác tài chính công đoàn

– 100% công đoàn viên nộp đoàn phí đầy đủ và đúng thời hạn

  1. Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện

– Tất cả các hoạt động đều được triển khai kịp thời và đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi tối đa nhất cho các công đoàn viên nên thường được sự nhất trí cao của các công đoàn viên.

Khoa Dược được nâng cấp từ Bộ môn dược theo Quyết Định số 150/QĐ-ĐHKTYDĐN  ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng.

Về cơ cấu tổ chức, Khoa Dược gồm:

  1. Tổng số cán bộ, giảng viên (CBGV):  33
  2. Tập thể viên chức Khoa Dược:
  3. Sơ đồ tổ chức Khoa:
BAN CHỦ NHIỆM KHOA:               
1. TS.DS. Nguyễn Thị Nam Phong

2. TS. Phạm Đức Thắng

Trưởng khoa

Phó trưởng khoa

GIÁO VỤ KHOA
ThS. Đặng Thị Mỹ Huệ
HÀNH CHÍNH KHOA
DS. Trần Lê Hương Giang
06 BỘ MÔN TRỰC THUỘC KHOA:
Bộ môn Hóa dược
1. TS. Phạm Đức Thắng Giảng viên,  Trưởng bộ môn
2. ThS.DS. Nguyễn Thị Phương Nhung Giảng viên
3. ThS.DS. Phạm Thu Hương Giảng viên
4. ThS.DS. Trần Quế Hương Giảng viên
5. ThS. Đặng Thị Mỹ Huệ Giảng viên
6. DS. Nguyễn Thanh Trang Giảng viên
Bộ môn Dược lý – Dược lâm sàng
1. TS.DS. Nguyễn Thị Nam Phong Giảng viên, Trưởng bộ môn
2. ThS.DS. Huỳnh Hữu Bốn Giảng viên, Phó trưởng bộ môn
3. ThS.DS. Trần Thị Thúy Nga Giảng viên
4. ThS.DS. Ngô Thị Nga Giảng viên
5. ThS. DS. Nguyễn Thanh Thảo Giảng viên
6. DS. Lê Lan Thảo Dược bậc 4
Bộ môn Bào chế – Công nghệ sản xuất dược
1. ThS.DS. Huỳnh Thị Ngọc Diểm Giảng viên, Phó trưởng bộ môn
2. ThS.DS. Dương Đình Ánh Giảng viên chính
3. ThS.DS. Nguyễn Thị Thu Trang Giảng viên
4. DS. Phan Anh Tú Giảng viên
5. DS. Võ Thị Huệ Dược bậc 4
Bộ môn Dược liệu – Thực vật – Dược học cổ truyền
1. ThS.DS. Nguyễn Thị Thương Giảng viên, Phó trưởng bộ môn PT
2. ThS.DS. Trịnh Thị Quỳnh Giảng viên
3. ThS.DS. Võ Văn Sỹ Giảng viên
4. ThS.DS. Hoàng Thị Hoàng Sa Giảng viên
5. ThS.DS. Huỳnh Minh Đạo Giảng viên
6. DS. Trần Lê Hương Giang Dược bậc 4
Bộ môn Kiểm nghiệm thuốc
1. ThS. Nguyễn Duy Lưu Giảng viên, Phó trưởng bộ môn PT
2. ThS.DS. Trần Thị Linh Anh Giảng viên
3. DS. Huỳnh Thị Anh Thư Giảng viên
4. DS. Hoàng Thảo Nghi Giảng viên
5. DS. Nguyễn Thị Trâm Giảng viên
6. DS. Hoàng Thị Ngọc Dung Dược bậc 4
Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược
1. DS.CKII Lê Hương Ly Giảng viên, Phó trưởng bộ môn PT
2. ThS.DS. Nguyễn Thị Xuân Thủy Giảng viên
3. ThS.DS. Lê Thị Bích Thùy Giảng viên
4. DS. Võ Thị Nhật Minh Giảng viên

DANH SÁCH THÀNH VIÊN BAN CHẤP HÀNH CHI UỶ KHOA DƯỢC- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƯỢC ĐÀ NẴNGNHIỆM KỲ 2020 – 2022

STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ ĐẢNG – CHÍNH QUYỀN – ĐOÀN THỂ

01 Đồng chí: Phạm Đức Thắng Bí thư Chi bộ – Phó trưởng khoa Dược

02 Đồng chí: Lê Hương Ly Phó Bí thư Chi bộ – Phó trưởng bộ môn phụ trách Bộ môn Quản lý kinh tế dược

03 Đồng chí: Nguyễn Duy Lưu Đảng viên- Phó trưởng bộ môn phụ trách Bộ môn Kiểm nghiệm thuốc

04 Đồng chí: Dương Đình Ánh Đảng viên – Giảng viên Bộ môn Bào chế – Công nghiệp dược

05 Đồng chí: Huỳnh Thị Anh Thư  Đảng viên – Giảng viên Bộ môn Kiểm nghiệm thuốc- Tổ trưởng tổ Công đoàn khoa Dược

06  Đồng chí: Nguyễn Thị Xuân Thuỷ Đảng viên – Giảng viên Bộ môn Quản lý – kinh tế dược

07  Đồng chí: Võ Văn Sỹ Đảng viên – Giảng viên Bộ môn Dược liệu- Thực vật- Dược học cổ truyền- UV BCH Công đoàn Trường

08 Đồng chí: Nguyễn Thị Thương Đảng viên dự bị – Phó trưởng bộ môn phụ trách Bộ môn Dược liệu- Thực vật- Dược học cổ truyền

THÔNG TIN TỔ CÔNG ĐOÀN KHOA DƯỢC

Tổ công đoàn khoa Dược có 33 công đoàn viên gồm :

– Tổ Trưởng : Huỳnh Thị Anh Thư

– Tổ phó : Trần Lê Hương Giang

–  Có 07 nam chiếm tỷ lệ  21,21 % và 26 nữ chiếm tỷ lệ 78,79%.

– Có đồng chí 9 Đảng viên (01 Đảng viên dự bị, 01 đi học nước ngoài chiếm tỷ lệ 25,7 %.

– Có 06 bộ môn trực thuộc Khoa gồm :

+ Bộ môn Bào chế và SX CN Dược : 05 người

+ Bộ môn Hóa Dược : 06 người

+ Bộ môn Dược lý – Dược LS : 06 người

+ Bộ môn Kiểm nghiệm thuốc : 06 người

+ Bộ môn Quản lý Dược : 04 người

+ Bộ môn Thực vật- DH –DCT : 06 người

– Trình độ học vấn :

+ Sau Đại học : 25 người gồm 2 Tiến sĩ, 22 Thạc sĩ, 1 DSCK2

+ Đại học : 08 người

– Đang đi học :

+ Tiến sĩ : 06 người trong đó có 03 đang học nước ngoài và 03 đang học trong nước

+ Thạc sĩ : 05 người

  1. Công tác đào tạo

– Kết quả đào tạo: Trong hơn 57 năm qua Khoa Dược đã đào tạo được:

+ Kỹ thuật viên dược: 2 khóa với 113 học sinh.

+ Dược sĩ trung học hệ chính qui: 37 khóa với khoảng 2962 học sinh

+ Dược sĩ trung học hệ vừa học vừa làm tại trường: 18 khóa với 2195 học sinh.

+ Dược sĩ trung học hệ vừa học vừa làm cho các tỉnh: Bình thuận, Bình định, Phú Yên, Gia Lai, Kontum, Đăklăk, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa thiên Huế với 873 học sinh.

+ Từ năm 2011-2016 khoa dược đã đào tạo Dược cao đẳng hệ chính quy và hệ liên thông với 1100 sinh viên.

+ Đặc biệt, năm học 2013-2014 là năm học đầu tiên Khoa dược đào tạo đối tượng Dược sĩ Đại học với số lượng sinh viên 61 sinh viên dù rất mới mẻ và gặp nhiều khó khăn các cán bộ viên chức trong khoa đã khẩn trương, tích cực biên soạn chương trình chi tiết, giáo trình, giáo án đáp ứng tốt cho việc đảm bảo kế hoạch và chất lượng đào tạo. Đến nay, khoa dược đã đào tạo tốt nghiệp được 02 khóa Dược sĩ Đại học với 190 sinh viên và đang đào tạo Đại học dược chính quy khóa 03- 07 với số lượng tuyển sinh hằng năm là: 120-150SV, Đại học dược liên thông chính quy từ cao đẳng khóa đầu tiên với 42SV.

  1. Công tác nghiên cứu khoa học:

Mặc dù, công việc giảng dạy nhiều, nhưng những năm qua công tác Nghiên cứu khoa học của Khoa đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các CBGV trong khoa đã rất cố gắng thực hiện được nhiều đề tài được Hội đồng Khoa học nhà trường đánh giá khá cao, có tính thực tiển giúp cho ngành y tế địa phương và phục vụ cho công tác giảng dạy, một số đề tài điển hình trong thời gian gần đây:

“Nghiên cứu quy trình tổng hợp các dẫn chất thế của acid anthranilic”

“Nghiên cứu quy trình tổng hợp và thử tác dụng kháng khuẩn các hợp chất mới từ khung cấu trúc benzofuran”

“So sánh hiệu quả của phác đồ bốn thuốc có Bismuth (BTME) và phác đồ ba thuốc có Levofloxacin (LAE) trong điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm, loét dạ dày tá tràng thất bại điều trị lần đầu với ba thuốc chuẩn”

“Nghiên cứu tác dụng chữa lành vết thương của hỗn hợp gel chiết xuất từ thảo dược”

“Nghiên cứu bào chế trà hòa tan Diếp cá Houttynia Cordata Thunb. – Họ Saururaceae”

“Đánh giá một số yếu tố tác động tới chất lượng dịch vụ dược tại các nhà thuốc trên địa bàn Đà Nẵng năm 2017”

“Nghiên cứu xác định đồng thời một số kim loại nặng trong nước thải nhờ phản ứng tạo phức với cyanidin bằng phương pháp quang phổ hấp thụ UV-VIS”

“Khảo sát một số hoạt động cung ứng thuốc tại Trung tâm y tế quận Sơn Trà năm 2016”

“Khảo sát  tác dụng hạ đường máu của dịch chiết lá rau lũi (gynura sp) trên chuột nhắt trắng đái tháo đường type 2 gây bởi chế độ ăn giàu chất béo kết hợp tiêm streptozocin”

“Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng tại khoa nội hô hấp bệnh viện đa khoa Đà Nẵng”

“Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học cây Cỏ Bạc Đầu (Kyllinga monocephala (Rottb), họ Cói (Cyperaceae)”

“Xác định hàm lượng cafein trong các chế phẩm café bằng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV – VIS trên thị trường thành phố Đà Nẵng”

“Khảo sát tác động in vitro trên Streptococcus pneumoniae của một số kháng sinh đơn trị/ phối hợp trong điều trị viêm phổi cộng đồng”

“Đánh giá hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại Bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng”

“Nghiên cứu đặc điểm thực vật, định danh khoa học, thành phần hoá học và hoạt tính kháng khuẩn của cây Đính dân gian thuộc vùng hạ lưu sông Yên, thành phố Đà Nẵng”

“Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và thử tác dụng tăng lực ở chuột trên mô hình rotarod của cây Cát sâm (Millettia speciosa Champ), Họ đậu- Fabaceae thu hái tại Sơn Trà, Đà Nẵng”

“Nghiên cứu về mặt hóa học và khả năng kháng các chủng tụ cầu và liên cầu khuẩn của cao chiết lá cây Đính (Pongamia pinnata L. (Merr.)), thuộc vùng hạ lưu sông Yên, thành phố Đà Nẵng”

“Khảo sát tác dụng phòng ngừa tình trạng hoại tử da do tác nhân hóa trị của gel Lô hội (Aloe vera (L.) Burm f.) trên mô hình chuột nhắt trắng với chất đối chứng là Dimethylsulfoxide”

“Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại Trung tâm y tế Quận Sơn Trà năm 2017”

“Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn trên cao toàn phần Cỏ Bạc Đầu (Kyllinga nemoralis (Rottb), họ Cói (Cyperaceae)”

“Nghiên cứu tình trạng chất lượng giấc ngủ của người cao tuổi tại thành phố Đà Nẵng năm 2018”

“Nghiên cứu quy trình định lượng Hydroquinon trong mỹ phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thụ UV-VIS”

“Nghiên cứu đặc điểm thực vật và bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học của một loài Huyết đằng (Millettia sp., Fabaceae) tại Đà Nẵng”

“Thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân trầm cảm điều trị ngoại trú tại bệnh viện tâm thần Đà Nẵng”

“Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và đánh giá tác dụng chống dị ứng của cây Khế (Averrhoa carambola L. – Oxalidaceae) thu hái tại Sơn Trà – Đà Nẵng”.

 “Tổng hợp và xác định cấu trúc của một số dẫn chất 6-(6-Chloro-1H-indol-1yl)-N-hydroxyankanamid”

“Phân tích tình hình từ chối thanh toán chi phí điều trị do quỹ Bảo hiểm y tế chi trả tại các Trung tâm y tế công lập trên địa bàn Đà Nẵng năm 2018”

“Khảo sát độc tính cấp và tác dụng giảm đau, chống viêm của cao chiết toàn phần của cây Cỏ Bạc Đầu ( Kyllinga nemoralis Rottb., họ Cói (Cyperaceae)) trên chuột nhắt trắng”.

  1. Các hình thức khen thưởng Khoa Dược nhận được trong những năm gần đây:

+ Từ 2009 – đến nay: liên tục được Nhà trường và Bộ Y Tế công nhận là tập thể lao động Xuất sắc

+ Bằng khen của Bộ Y tế các năm: 2009; 2011; 2013; 2018

+ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2013

+ Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2014.

Translate »