Sáng 26/08/2021, vào lúc 9h00 Khoa Y – Bộ môn Sản đã tiến hành báo cáo Seminar online
với chuyên đề “Vai trò của chủng ngừa HPV trong chiến lược dự phòng ung thư cổ tử cung”. Báo cáo viên là ThS. Dương Thị Kim Hoa, với sự tham gia của các thành viên trong khoa Y, bộ môn Sản, sinh viên Y khoa lớp 3A, Điều dưỡng Phụ Sản 1, Điều dưỡng Phụ Sản 2,
chủ trì là TS.BS. Nguyễn Đình Phương Thảo.
Seminar bao gồm 6 nội dung chính:
1. Tình hình Ung thư cổ tử cung, nhiễm HPV và các bệnh liên quan.
2. Phương thức lây truyền HPV.
3. Các biện pháp phòng Ung thư cổ tử cung và nhiễm HPV.
4. Tác động của tiêm chủng trên chiến lược phòng chống HPV, ung thư cổ tử cung.
5. Tầm quan trọng của tiêm phòng sớm vắc xin HPV ở bé gái.
6. Hiệu quả và hiệu lực lâu dài của vắc xin phòng HPV sau 14 năm nghiên cứu.
Bài báo cáo thật sự hữu ích, giúp cho giảng viên và sinh viên trong khoa cập nhật một số
thông tin về tình hình mắc ung thư cổ tử cung, HPV và một số bệnh liên quan. Nhiễm HPV
có thể dự phòng được bằng cách thực hiện các hành vi tình dục an toàn và tiêm chủng vắc
xin HPV. Hướng đến mục tiêu năm 2030: Ung thư cổ tử cung không còn là vấn đề Y học
cộng đồng bằng giảm tỉ lệ mắc mới (≤ 4 ca/100.000 phụ nữ/năm) và tầm nhìn: Thế giới
không còn Ung thư cổ tử cung vào năm 2050 của WHO cũng như “Kế hoạch hành động
quốc gia về dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung giai đoạn 2016-2025” tại Việt Nam.
Trong đó tiêm chủng vắc xin HPV là bước đầu tiên trong can thiệp chủ động dự phòng ung
thư cổ tử cung, tiếp đến là sàng lọc ung thư và điều ung thư cổ tử cung. Đã có hơn 85 Quốc
gia (44%) tiếp cận vắc xin ngừa nhiễm HPV và khoảng 25% bé gái 10 tuổi đã được tiêm vắc xin HPV. Hơn 14 năm nghiên cứu và theo dõi sau khi tiêm vắc xin HPV gồm các loại: Vắc xin nhị giá (Cervarix), tứ giá (Gardasil) và cửu giá (2014) cho thấy Vắc xin HPV an toàn và dung nạp tốt, đáp ứng miễn dịch hằng định và không có trường hợp nhiễm mắc CIN 2 hay nặng hơn nào liên quan các typ HPV 6, 11, 16, 18. Không có biến cố hay vấn đề y khoa nghiêm trọng đặc biệt nào được ghi nhận. Tuy nhiên, các vắc-xin ngừa HPV hiện tại không giúp bảo vệ chống lại tất cả các tuýp HPV gây ra ung thư cũng như không có bất cứ tác dụng nào lên tình trạng nhiễm HPV xuất hiện trước khi tiêm vắc-xin. Vì vậy, chủng ngừa vắc-xin song song với tầm soát ung thư định kỳ là biện pháp hữu hiệu để ngừa ung thư cổ tử cung, đặc biệt với phụ nữ trung niên.
Một số hình ảnh của buổi Seminar: