I. Giới thiệu
– Khoa Y tế công cộng (YTCC) Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng được thành lập vào ngày 05 tháng 06 năm 2007 dựa trên nền tảng là Bộ môn Y tế công cộng thuộc Trường Cao Đẳng Kỹ thuật Y tế II.
– Vào năm 2013, Bộ môn Y tế công cộng chính thức đổi tên thành Khoa Y tế công cộng – Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng.
II. Lãnh đạo Khoa/Bộ môn các thời kỳ
Từ 2007 – 2010 | PGS. TS. Hoàng Ngọc Chương | Trưởng Bộ môn |
Từ 2010 – 2011 | ThS. BSCKI. Lê Như Đáp | Trưởng Bộ môn |
Từ 2011 – 2013 | ThS. BS. Phạm Ba | Trưởng Bộ môn |
Từ 2013 – 6/2018 | ThS. BS. Phạm Ba | Phụ trách Khoa |
Từ 7/2018 đến nay | ThS. BS. Đoàn Thị Ngọc Trâm | Phụ trách Khoa |
III. Tổ chức bộ máy hiện tại
3.1. Ban chủ nhiệm khoa
1 | ThS. BS. Đoàn Thị Ngọc Trâm | Phó trưởng Khoa – Phụ trách Khoa |
2 | ThS. Nguyễn Xuân Hương | Phó trưởng Khoa |
3.2. Các bộ môn trực thuộc
Khoa Y tế công cộng gồm có 5 bộ môn với 25 giảng viên tham gia giảng dạy:
STT | Họ và tên | Chức vụ | Trình độ chuyên môn | |
1. Bộ môn Tổ chức – Quản lý y tế | ||||
1 | Trần Thị | Hiền | Phó trưởng Bộ môn
Phó trưởng phòng phụ trách phòng Quản lý Chất lượng, Bệnh viện C Đà Nẵng Giảng viên |
ThS |
2 | Trần Anh | Quốc | Giảng viên | ThS |
3 | Lê Văn | Nho | Phó Hiệu trưởng
Giảng viên kiêm nhiệm |
TS.BS |
4 | Hoàng Thạch | Thảo | Giảng viên | BS |
5 | Đỗ Ích | Thành | Phó trưởng khoa phòng chống bệnh không lây – Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng
Giảng viên thỉnh giảng |
ThS |
2. Bộ môn Giáo dục sức khỏe – Tâm lý y học | ||||
1 | Đoàn Thị Ngọc | Trâm | Phó trưởng Khoa cử phụ trách Khoa
Phó trưởng Bộ môn cử phụ trách Giảng viên |
ThS.BS |
2 | Nguyễn Thị Mỹ | Anh | Giảng viên | ThS |
3 | Nguyễn Thị | Nga | Giảng viên, Hành chính khoa | ThS |
4 | Nguyễn Thị | Tâm | Trưởng phòng Đào tạo Đại học
Giảng viên kiêm nhiệm |
ThS.BS |
3. Bộ môn Dịch tễ học – Dân số, Thống kê y học | ||||
1 | Nguyễn Xuân | Hương | Phó trưởng Bộ môn cử phụ trách
Giảng viên |
ThS** |
2 | Trần Đình | Trung | Bí Thư Đoàn Thanh niên
Giảng viên |
ThS.BS |
3 | Nguyễn Khắc | Minh | Hiệu trưởng
Giảng viên kiêm nhiệm |
PGS.TS |
4 | Hoàng Hữu | Khôi | Giám đốc Trung tâm Đào tạo thường xuyên Giảng viên kiêm nhiệm | TS.BS |
5 | Hà Văn Anh | Bảo | Giảng viên | BS |
4. Bộ môn Sức khỏe môi trường | ||||
1 | Nguyễn Thị | Bích | Phó trưởng Bộ môn cử phụ trách
Giảng viên |
ThS |
2 | Ngô Thị Bích | Ngọc | Giảng viên | ThS |
3 | Trần Minh | Huân | Giảng viên | BS* |
5. Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn thực phẩm | ||||
1 | Trần Thị Diệp | Hà | Phó trưởng Bộ môn cử phụ trách
Giảng viên |
ThS |
2 | Hoàng Nguyễn Nhật | Linh | Giảng viên
Phó Bí thư Đoàn Thanh niên |
ThS |
3 | Trần Lê Hồng | Giang | Giảng viên
Giáo vụ khoa |
BS |
* Đang học cao học
** Đang học nghiên cứu sinh
IV. Chức năng nhiệm vụ
4.1. Chức năng và nhiệm vụ Khoa
4.1.1. Chức năng
Khoa Y tế công cộng là đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học thuộc Trường Đại học Y – Dược Đà Nẵng; tổ chức, quản lý, điều hành chuyên môn và các hoạt động khác của các bộ môn trực thuộc Khoa.
4.1.2. Nhiệm vụ
– Giảng dạy học phần Y tế công cộng cho các đối tượng của các ngành trong toàn trường: Dịch tễ học, Thống kê y học, Dinh dưỡng – An toàn thực phẩm, Sức khỏe môi trường, Giáo dục sức khỏe – Tâm lý y học, Tổ chức và Quản lý y tế.
– Giảng dạy cho Cử nhân Y tế công cộng, Bác sĩ Y học dự phòng và các trình độ sau Đại học: Bác sĩ Chuyên khoa I Y tế công cộng, Thạc sĩ Y tế công cộng…
– Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập; chủ trì tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường; xây dựng kế hoạch thực tập tại các phòng thực tập, tại các cơ sở và thực tập cộng đồng cho sinh viên.
– Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình và các tài liệu giảng dạy, học tập của các môn học theo các Bộ môn trực thuộc và các môn do Khoa phụ trách. Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập.
– Tổ chức các hoạt động khoa học – công nghệ, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất với đời sống xã hội.
– Nghiên cứu khoa học về các vấn đề sức khoẻ của cộng đồng: các yếu tố môi trường liên quan tới sức khoẻ, các yếu tố nguy cơ tới bệnh tật, các yếu tố độc hại trong quá trình lao động sản xuất liên quan tới sức khoẻ người lao động, dinh dưỡng – an toàn thực phẩm; sức khoẻ lứa tuổi. Tham gia các hội nghị khoa học chuyên ngành hoặc liên quan.
– Là đầu mối điều phối các hoạt động liên kết, xây dựng các mối quan hệ trong nước và quốc tế về lĩnh vực Y tế công cộng nhằm tăng cường năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học cho giảng viên các bộ môn thuộc Khoa.
– Theo dõi, giám sát, điều hành hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của các bộ môn trực thuộc Khoa. Tạo mối gắn kết giữa các bộ môn trong khoa và mối liên kết với các Khoa – Phòng trong toàn trường thông qua các hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác.
– Tham gia các hoạt động phòng chống dịch, tình trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương. Chỉ đạo và hướng dẫn sinh viên tham gia công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân tại cộng đồng. Tham gia tư vấn chuyên môn về lĩnh vực chuyên môn của Khoa.
4.2. Chức năng và nhiệm vụ Bộ môn trực thuộc Khoa
4.2.1. Chức năng
Bộ môn là đơn vị chuyên môn của Khoa – Trường, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Khoa, có chức năng đào tạo và nghiên cứu khoa học, tổ chức, quản lý, điều hành chuyên môn và hoạt động khác của các viên chức trong Bộ môn.
4.2.2. Nhiệm vụ
– Giảng dạy học phần Y tế công cộng cho các đối tượng của các ngành trong toàn trường theo lĩnh vực chuyên môn do Khoa phân công và Bộ môn phụ trách.
– Giảng dạy cho Cử nhân Y tế công cộng, Bác sĩ Y học dự phòng và các trình độ sau Đại học: Bác sĩ Chuyên khoa I Y tế công cộng, Thạc sĩ Y tế công cộng theo lĩnh vực chuyên môn do Khoa phân công và Bộ môn phụ trách.
– Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập; chủ trì tổ chức quá trình đào tạo; xây dựng kế hoạch thực tập tại các phòng thực tập, tại các cơ sở và thực tập cộng đồng cho sinh viên do Bộ môn phụ trách.
– Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình và các tài liệu giảng dạy, học tập của các môn học do Bộ môn phụ trách. Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập.
– Tổ chức các hoạt động khoa học – công nghệ, nghiên cứu khoa học theo lĩnh vực của Bộ môn.
– Theo dõi, giám sát, điều hành hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của các viên chức trong Bộ môn.
V. Thành tích của đơn vị
- Về danh hiệu thi đua
– Đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc trong các năm học.
– Bằng khen Bộ Y tế năm học 2016-2017.
- Nghiên cứu khoa học – hợp tác quốc tế:
– Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực y tế công cộng, một số bài báo được trên Tạp chí Y học thực hành và Kỷ yếu Hội nghị Khoa học công nghệ tuổi trẻ với số lượng đề tài ngày càng tăng dần theo các năm. Đặc biệt, từ năm 2013 các giảng viên trẻ trong Khoa đã công bố 08 bài báo quốc tế trên các tạp san uy tín có IF cao.
– Trong những năm qua, Khoa đã tăng cường hợp tác và có mối quan hệ tốt với Trường Đại học Y tế cộng cộng và Khoa Y tế công cộng của các Trường đại học khác. Tăng cường hợp tác với các tổ chức phi chính phủ…
- Các hoạt động khác
– Chi bộ khối Y học (gồm khoa Y và khoa Y tế công cộng) nhiều năm liền đạt danh hiệu “Chi bộ trong sạch, vững mạnh”.
– Đội ngũ giảng viên trong Khoa luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động đoàn thể do Đoàn thanh niên và Công đoàn tổ chức. Đạt nhiều thành tích xuất sắc trong các phong trào văn hóa văn nghệ của nhà trường từ năm 2009 đến nay.
– Trong năm học 2014-2015, Khoa có 02 giảng viên đạt danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi cấp Trường”, trong đó có 01 giảng viên đạt giải Nhì “Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố”.
VI. Định hướng phát triển:
- Về công tác giảng dạy
– Thực hiện tốt công tác giảng dạy. Hoàn thành biên soạn các giáo trình đại học. Luôn cải tiến và đổi mới phương pháp giảng dạy, thường xuyên cập nhật kiến thức mới.
– Tăng cường dự giảng, bình giảng, đặc biệt đối với cán bộ trẻ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Kiểm tra, giám sát và đưa vào nề nếp việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên.
- Về chuyên môn nghiệp vụ
– Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ và tin học.
– Tăng cường số giảng viên có trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ. Tạo điều kiện cho cán bộ đi học sau đại học trong và ngoài nước.
– Nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giảng viên thông qua các chương trình đào tạo trong nước và quốc tế.
– Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề.
- Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
– Tăng cường đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế công cộng.
– Hợp tác thực hiện các chương trình trao đổi văn hóa, học thuật giữa các trường Đại học trong khu vực và thế giới trong lĩnh vực y tế công cộng.
- Các hoạt động khác
– Không ngừng “Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không trong giáo dục”.
– Bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước… cho đội ngũ cán bộ giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ. Tăng số đảng viên mới kết nạp Đảng hàng năm.
– Tham gia đầy đủ các hoạt động của Trường, các phong trào do Đoàn thanh niên và Công đoàn trường tổ chức.